Add to compare

Ăn gì khi đi leo núi? Lời giải từ A tới Z

Ăn gì khi đi leo núi? Lời giải từ A tới Z. Từ những bữa ăn bạn chạm phải trong ngày từ thời điểm xuất phát. Những bữa ăn phụ tới những bữa ăn phụ, tới những bữa ăn chính trong một ngày di chuyển đường dài, đi bộ, Trekking, leo núi.

Nên mang đồ ăn gì? Ăn uống như nào khi đi leo núi! Một phần chuẩn bị lớn và vô cùng quan trọng cho chuyến đi. Khi điều chúng ta cần ở đây là ăn đủ, ăn no. Và dinh dưỡng giúp chúng ta luôn có được một nền tảng thể chất, sinh lực tốt nhất cho quãng đường di chuyển.

Cũng như khả năng gồng mình chống lại môi trường, điều kiện thiên nhiên. Tự nhiên luôn có những tác động rất lớn tới sức khoẻ, tốc độ xuống sức khi đi bộ đường dài!

Ăn gì khi đi leo núi? Lịch ăn uống khi một hành trình diễn ra

Chúng ta luôn có một bữa sáng đầy đủ, no nê trước khi tới điểm tập kết, xuất phát. Thông thường khi đi bộ đường dài, băng rừng, leo núi. Chúng ta hay chọn một thời điểm xuất phát khá muộn. Mặt trời lên cao, lượng ánh sáng đầy đủ để quan sát, di chuyển an toàn ngay từ những bước đầu tiên.

Và thời gian cho bữa trưa – bữa ăn đầu tiên trong tự nhiên. Sẽ cách thời điểm xuất phát từ 3 – 4 giờ sau thời điểm xuất phát. Nên chúng ta tới ngay…

Với những bữa phụ khi di chuyển

Khoảng thời gian sau 3 – 4 giờ đi bộ đường dài, được tính là một khoảng thời gian khá lâu cho một hoạt động ngoài trời. Trekking, leo núi còn là một hoạt động thể chất tiêu hao năng lượng khá nhiều từ địa hình. Cũng như những yếu tố tác động khác từ môi trường.

Đặc biệt với nhóm thành viên mới đi Trekking lần đầu. Nên lời khuyên cho bữa ăn phụ, bù năng lượng khi di chuyển, trước bữa ăn chính. Là chuẩn bị những thanh kẹo, Socola, bánh ngọt… Là sự chuẩn bị ăn gì khi đi leo núi chưa bao giờ là thừa.

Nhưng chúng tôi lại xin gợi ý cho bạn một sản phẩm hoàn toàn mới. Một món đồ ăn chứa trong đó nhiều hơn năng lượng từ Cabonhydrate. Giàu tinh bột, đường, chất xơ bên trong. Khi được đưa vào cơ thể, Cabonhydrate sẽ chuyển hoá, hấp thụ trong cơ thể một cách có lợi hơn.

Năng lượng trong cơ thể cũng được lưu trữ lại lâu hơn. Giúp chúng ta tự tin và dư sức di chuyển, bào mòn thể lực của chính mình trong khoảng 2 – 3 giờ liên tục sau đó. Một sản phẩm bổ trợ – Pre-Workout được ứng dụng trong GYM, luyện tập kháng lực được tin dùng.

Với năng lượng được sử dụng, tiêu hao cực kỳ mạnh.

Việc mang nước đi Trekking leo núi

Trong bất kỳ một tình huống nào trong cuộc sống, nước là nguồn năng lượng vô cùng quan trọng. Đưa vào trong nội dung ăn gì khi đi leo núi, Trekking. Là một thành phần đặc biệt quan trọng cho thể lực người đi leo núi. Bạn có thể ngừng ăn, chịu đựng sự mệt mỏi khi luôn bù nước, và đảm bảo khoảng 70% lượng nước tối thiểu trong cơ thể.

Chống lại những hiện tượng cho chúng ta cảm giác bất an như:

  • Cảm giác hoa mắt, chóng mặt dẫn tới hiện tượng mất tập trung khi di chuyển
  • Sau đó là cảm giác bay bổng, di chuyển tịnh tiến, mà không có định hình, phương hướng di chuyển
  • Nguy cơ gặp chăn thương về cơ xương khớp. Như chuột rút là một chất thương điển hình do mất nước
  • Hiện tượng cháy nắng, bỏng da khi cơ thể mất nước quá nhiều. Lượng mồ hôi trên da không đủ giữ ẩm, và cân bằng nhiệt độ trên bề mặt da.
  • Và hiện tượng ngất xỉu, là nguy cơ cuối cùng khi Trekking, leo núi mà để cơ thể mất nước quá nhiều.

Cơ bản thì, chúng ta chỉ cần mang đủ lượng nước tối thiểu. Lượng nước được khuyến cáo là phù hợp, đủ cho hành trình. Rất nhiều thông tin, kinh nghiệm được chia sẻ lại từ các diễn đàn, thảo luận mở. Hay tham khảo qua chương trình Tour Trekking, leo núi chuyên nghiệp. Những lời khuyên, lượng nước cần chuẩn bị là hết sức đầy đủ.

Ngoài ra, để đảm bảo thể lực khi Trekking, leo núi là tốt nhất. Thì chúng ta cũng cần có cách uống nước chính xác. Tránh để khát, và nạp lại một lượng nước lớn vào cơ thể, có thể gây đầu bụng, tức bụng khi bạn vẫn còn đang di chuyển. Vận động cơ thể nhiều, mạnh và còn lâu, nên phương án bù nước hiệu quả nhất vẫn là nhấp vào từng ngụm nhỏ.

Liên tục, và thường xuyên trước khi cơ thể cảm thấy khát!

Vào bữa trưa – Ăn gì khi đi leo núi trong bữa chính đầu tiên?

Dù có khoảng thời gian nghỉ ngơi khá dài, cũng từ 1 – 2 giờ dừng chân cho nấu. Ăn nhiều hơn, nạp nhiều năng lượng hơn so với bữa phụ đầu tiên. Nhưng bữa trưa cũng không phải là bữa ăn mà chúng ta được ăn quá nhiều.

Không được ăn quá no, nhằm trong khoảng thời gian nghỉ sau khi ăn trưa. Thức ăn được tiêu hoá, tránh hiện tượng nặng bụng khi chúng ta còn tiếp tục di chuyển. Còn phải đi một quãng dài nữa, trước khi tới bữa tối, hay quay về đối với một hành trình đi và về trong ngày.

Vì thế, bánh mì kẹp luôn là một lựa chọn được tin dùng, ăn nhẹ, ăn nhanh, dễ tiêu. Nhưng chúng ta vẫn có đủ

  • Tinh bột từ bánh mì, có tính chất từ gạo, bột gạo
  • Lượng đạm, chất béo từ thịt dùng kẹp, nguyên liệu chính bên trong
  • Chất xơ từ rau sống, xà lách, rau thơm có bên trong
  • Một chút Vitamin từ rau củ quả bên trong

Sau đó, với mỗi Set ăn trưa chúng ta có thể bổ sung thêm một phần trứng chiên, hay xúc xích. Để nạp vào cơ thể nhiều thức ăn hơn, dinh dưỡng hơn. Với những món ăn có thể bảo quản lạnh, an toàn trong những túi đồ giữ nhiệt. Hộp đựng thức ăn nhỏ, chúng ta hay mang đi làm hàng này.

Nhiều phương án cho ăn gì khi đi leo núi vào buổi tối

Bữa tối, khoảng thời gian mà chúng ta nên ăn nhiều hơn, bù cho ban ngày. Khi chúng ta ăn uống với mục tiêu nhanh chóng, đủ chất, năng lượng. Và giúp chúng ta có được khả năng di chuyển sau khi ăn dễ chịu, thoải mái. Với lượng thức ăn có trong dạ dày không quá lớn.

Bữa tối, là cái lúc chúng ta có thể nghĩ tới việc nấu ăn. Nấu những bát mì tôm nóng, ăn nóng luôn cho cảm giác chắc dạ, dễ chịu hơn. Kèm với trứng, hay xúc xích mang đi quá đơn giản, thuận lợi. Mà chúng ta vừa chọn cho bữa trưa của mình.

Phương án thứ hai, mang gà đi nướng ngoài tự nhiên. Vẫn là giải pháp mang đồ ăn gì khi đi leo núi mà tự thân chúng ta có thể mang theo được, chưa cần tới Porter. Và với thị gà, lượng Carb, Protein được nạp vào cơ thể rất lớn, rất tốt cho phục hồi cơ bắp, thứ mà bạn vừa bào mòn nó trong cả một ngày dài.

Cuối cùng, Porter sẽ giúp bạn mang thêm nhiều công cụ, dụng cụ khác. Có thể nấu nhiều món ngon, hấp dẫn hơn cho khoảng thời gian của bữa tối này. Cũng có thể là một bữa cơm canh đầy đủ, khi bạn có được người mang đồ. Porter chia sẻ tối đa những gánh nặng mà bạn phải chịu.

Bữa sáng cho ngày xuất phát thứ hai

Khi chúng ta lại quay lại với những tô mì nóng. Hay chút thức ăn còn dư ra từ bữa tối hôm trước, nhưng cần phải được bảo quản, giữ lạnh đúng cách. Để ăn nhanh gọn, và cũng như bữa trưa. Vừa bụng, để có thể xuất phát trên cung đường dài của ngày hôm sau.

Nhưng cái hay của bữa sáng so với bữa trưa khi đi Trekking, leo núi. Lại là khoảng thời gian sau khi ăn tới lúc xuất phát, chúng ta có nhiều thời gian để nghỉ ngơi hơn. Để có mặt trời lên đủ cao, đủ lượng ánh sáng để giúp chúng ta dễ dàng quan sát khi di chuyển.

Cũng như, ăn sáng cũng cần những phần ăn có lượng nhiều hơn so với bữa trưa. Khi giấc ngủ lều qua đêm vừa là một điều kiện tốt nhất giúp thức ăn được chuyển hoá. Một nguồn năng lượng lớn được giữ lại trong cơ thể, và giúp chúng vừa thức dậy trong một trạng thái vô cùng tỉnh táo, thoải mái.

Ngoài ra, sau khi ăn gì khi đi leo núi vào bữa sáng của ngày thứ hai trong hành trình. Chúng ta còn dư giả thời gian cho những tách trà, ly cà phê đi kèm sau khi ăn sáng. Giúp chúng ta có được một tinh thần thoải mái, sảng khoái hơn nữa trước giờ xuất phát.

Vài dụng cụ cần thiết cho kế hoạch ăn gì khi đi leo núi

Chúng ta vẫn rơi vào hoạt cảnh nấu ăn dã ngoại trong bữa trưa và bữa tối khi đi leo núi, Trekking. Một hoạt cảnh mà những dụng cụ nấu ăn cơ bản, cũng nên được chuẩn bị. Giúp mọi việc được diễn ra một cách suôn sẻ, tiện lợi và hiệu quả hơn.

  • Bếp gas mini gấp gọn: Thay cho bếp cồn cũng là dạng bếp mini nhỏ gọn, nhưng bếp gas sẽ cho nhiệt lượng tốt hơn trung bình từ 3000 – 3500W. Cũng như khả năng chống gió khi sử dụng ngoài tự nhiên tốt hơn. Để nấu ăn trong tự nhiên, trên những điểm núi cao lộng gió.
  • Bộ nồi nhôm gấp gọn: Xếp chồng lên nhau một cách gọn gàng, để gọn trong balo, tạo cảm giác di chuyển nhẹ nhàng, thuận lợi. Cũng như chất liệu hợp kim nhôm 7000 luôn là chất liệu có độ bền cao. Khả năng dẫn nhiệt, giữ nhiệt cao giúp hiệu quả nấu ăn thực sự là tốt hơn
  • Một bộ bi đông cá nhân: Là bộ bát ăn của bạn gọn nhẹ, có bát, có tô, cùng một bình giữ nhiệt nhỏ. Ưu điểm chất liệu từ Titanium cho một độ bền, công năng sử dụng với độ an toàn cao cho sức khoẻ. Sản phẩm giúp chúng ta có sự chủ động cao hơn khi ăn uống, cũng như dự trữ chút cà phê, trà nóng. Được chuẩn bị trong chặng nghỉ trước khi xuất phát

Lời giải từ A tới Z cho câu hỏi ăn gì khi đi leo núi.

Cách chuẩn bị ăn uống, cách từng bữa ăn tới với chúng ta trong từng thời điểm. Tất cả giúp bạn định hình nên ăn gì? Ăn uống như nào khi đi Trekking, leo núi. Và đảm bảo được thể lực, cũng như không có cảm giác nặng bụng sau mỗi bữa ăn và chuẩn bị đi bộ tiếp.

Mua dụng cụ nấu ăn gì khi đi leo núi? Những món đồ nào phù hợp cho chuyến đi, hoàn cảnh của từng cung Trekking, leo núi. Hãy để Armyhaus hỗ trợ bạn, với 10 năm kinh nghiệm phục vụ giới xe dịch. Đam mê phượt, những trải nghiệm khám phá bản thân, thách thức thiên nhiên hoang dã.

Tại 02 cơ sở duy nhất:

  • Armyhaus Cơ sở 36, Nguyễn Viết Xuân, Q. Thanh Xuân, Hà Nội – 0966 77 87 90
  • Armyhaus Cơ sở 68/25 Trần Quang Khải – P. Tân Định – Q1 – TP. HCM – 0966 88 87 90

We will be happy to hear your thoughts

Leave a reply

Logo
Login/Register access is temporary disabled
Compare items
  • Total (0)
Compare
0